Uy tín - Chất lượng - Độc quyền

Cần chuẩn bị những giấy tờ nào khi gia công mỹ phẩm?

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những giấy tờ gì để được cơ quan chức năng cho phép? Nhiều người lần đầu tiên mở cửa hàng mỹ phẩm không biết có nhiều thủ tục để mở cửa hàng mỹ phẩm không thì câu trả lời là bạn chỉ cần một số giấy tờ cơ bản, dưới đây là những loại giấy tờ cần thiết khi mở shop mỹ phẩm.

Cần chuẩn bị những giấy tờ nào khi gia công mỹ phẩm?

Ở bài viết trước, TPCOS đã chia sẻ quy trình mở shop mỹ phẩm cho người mới bắt đầu để phục vụ công việc cũng như đam mê kinh doanh mỹ phẩm diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Và ở bước số 3 mình đã nói về những thủ tục pháp lý cần hoàn tất khi mở cửa hàng mỹ phẩm. Mở shop mỹ phẩm cần giấy tờ gì? là một câu hỏi rất xác đáng và là một việc quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Trong bài viết này, TPCOS sẽ trình bày chi tiết tường tận về các thủ tục pháp lý cũng như các giấy tờ cần thiết của một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần có, cùng khám phá nhé.

I. Mở shop mỹ phẩm cần những giấy tờ gì?

Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những giấy tờ gì để được cơ quan chức năng cho phép? Nhiều người lần đầu tiên mở cửa hàng mỹ phẩm không biết có nhiều thủ tục để mở cửa hàng mỹ phẩm không thì câu trả lời là bạn chỉ cần 1 số giấy tờ cơ bản, dưới đây là những loại giấy tờ cần thiết khi mở shop mỹ phẩm:

- Giấy phép kinh doanh.

- Bản sao thẻ CCCD, bản sao hộ chiếu có công chứng.

- Hợp đồng thuê cửa hàng (Nếu bạn có cửa hàng thì chỉ cần Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất).

- Giấy chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

- Giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng, giấy chứng minh chất lượng mỹ phẩm.

- Hóa đơn, phiếu mua hàng, tờ khai hải quan,... (Đối với mỹ phẩm nhập khẩu và hàng xách tay).

- Đăng ký bảo hộ thương hiệu

II. Quy trình hoàn tất thủ tục mở shop mỹ phẩm:

1. Trường hợp Hộ kinh doanh cá thể

Có hai hình thức kinh doanh chính là Hộ kinh doanh cá thể và Kinh doanh công ty. Dưới đây là những bước chi tiết chi hai hình thức kinh doanh này:

  • Bước 1: Nộp giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh với lệ phí là 100.000 đồng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện (nơi mà bạn đặt địa điểm kinh doanh). Giấy đề nghị gồm các nội dung như sau:

- Tên của hộ kinh doanh

- Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh

- Số vốn kinh doanh

- Họ, tên, chữ ký, số và ngày cấp, địa chỉ cư trú ghi trên Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực của bạn

- Các giấy tờ như hợp đồng cho thuê nhà, sổ hộ khẩu…nhằm xác minh quyền sử dụng đối với địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh.

  • Bước 2: Cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND Quận/Huyện trong vòng 5 ngày làm việc. Thông báo này nêu rõ ràng về những nội dung chưa hợp lệ và yêu cầu chỉnh sửa bằng văn bản.
  • Bước 3: Sau khi nhận giấy phép đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần tiến hành làm thủ tục kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý: Nếu đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh, bạn sẽ không có con dấu. Nếu có thì chỉ có thể là dấu vuông tự mua hoặc tự khắc nhằm tượng trưng cho hộ kinh doanh. Bạn cũng sẽ không có hóa đơn. Nếu bạn muốn có hóa đơn thì đăng ký với cơ quan nhà nước về số lượng hóa đơn cần cung cấp trong 1 khoảng thời gian nhất định.

2. Trường hợp Thành lập công ty mỹ phẩm

Trước khi Đăng ký kinh doanh thành lập công ty mỹ phẩm bạn cần chuẩn bị Mẫu đơn đăng ký kinh doanh và Diều lệ công ty (Áp dụng cho Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH). Dưới đây là các bước chi tiết:

  • Bước 1: Nộp đầy đủ hồ sơ và đóng lệ phí là 200.000 đồng cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn.
  • Bước 2: Nếu hợp lệ thì bạn sẽ được xem xét thông qua trong vòng 7 ngày làm việc. Trường hợp nhận được thông báo hồ sơ mở cửa hàng mỹ phẩm không được chấp thuận, bạn cần bổ sung những giấy tờ cần thiết. Sau khi hồ sơ đã được chỉnh sửa bổ sung hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ hẹn bạn ngày đến ký và xác nhận vào hồ sơ.
  • Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy phép đăng kinh doanh sau 7 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và hoàn thành lệ phí.
  • Bước 4: Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, bạn cũng tiến hành kê khai thuế như ở hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể đã nêu trên.

III. Đăng ký bảo hộ thương hiệu mỹ phẩm và mã vạch sản phẩm:

1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu mỹ phẩm

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm là một trong những thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ với mục đích đăng ký độc quyền thương hiệu cho chủ sở hữu thương hiệu tại Việt Nam, đăng ký thương hiệu mỹ phẩm sẽ chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp và đúng quy định của pháp luật của chủ sở hữu, qua đó giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian 10 năm liên tiếp và có thể gia hạn nhiều lần.

Một thương hiệu mỹ phẩm thường được nhận diện bởi các yếu tố: tên thương hiệu, câu định vị (khẩu hiệu) thương hiệu, mẫu logo, bao bì, hình tượng…Muốn bảo hộ thương hiệu, bạn cần bắt tay vào bảo hộ từ những dấu hiệu nhìn thấy được như bao bì, nhãn hiệu.

2. Đăng ký mã vạch sản phẩm

Để được cấp mã số mã vạch sử dụng in trên sản phẩm, Doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và gửi hồ sơ đăng ký về cho cơ quan quản lý (ở Việt Nam hiện nay quản lý mã số mã vạch do Tổng cục đo lường chất lượng quản lý, quản lý trực tiếp là GS1 Việt Nam) để được cơ quan này cấp cho mã vạch GTIN. Sau khi nhận được mã GTIN do GS1 Việt Nam cấp doanh nghiệp tạo mã vạch cho sản phẩm và in ấn lên bao bì để sử dụng.

Hàng năm doanh nghiệp sẽ phải đóng phí duy trì sử dụng mã vạch này cho cơ quan quản lý.

Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/NĐ-CP Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Nghị Định Số 132/2008/NĐ-CP Ngày 31 Tháng 12 Năm 2008 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Luật Chất Lượng Sản Phẩm, Hàng Hóa thì Hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm bao gồm các loại tài liệu sau:

– Bản đăng ký mã số mã vạch hàng hóa;

– Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã GTIN;

– Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh;

IV. Thủ tục công bố mỹ phẩm

Công bố mỹ phẩm là việc đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tiến hành thủ tục cần thiết để đăng ký lưu hành cho mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua việc công bố mỹ phẩm tại Cục quản lý dược – Bộ Y tế (đối với công bố mỹ phẩm nhập khẩu) hoặc Sở Y tế nơi đặt cơ sở sản xuất mỹ phẩm (đối với công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước).

Danh mục sản phẩm mỹ phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp số công bố: Kem, sữa, gel, nhũ tương hoặc dầu dùng trên da; Các loại phấn dùng sau khi tắm, phấn trang điểm, bột vệ sinh; Mặt nạ; Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh; Các chất phủ màu có thể ở dạng bột, lỏng, gel; Xà phòng khử mùi; Sản phẩm để tắm, gội; Sản phẩm tẩy lông; Sản phẩm chăm sóc tóc như thuốc uốn, nhuộm, duỗi, dưỡng; Sản phẩm dùng để cạo râu; Sản phẩm mỹ phẩm dùng cho môi; Dòng mỹ phẩm dùng để chăm sóc răng miệng; Sản phẩm tẩy trang và trang điểm cho gương mặt; Sản phẩm làm sạm dạ mà không cần tắm nắng; Các sản phẩm khác….

1. Điều kiện công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Để tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, sản phẩm công bố và đơn vị công bố phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

Đơn vị công bố phải có ngành nghề kinh doanh mua bán (bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm), xuất nhập khẩu mỹ phẩm

+ Điều kiện về giấy phép sản xuất:

Đối với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, đơn vị công bố phải nộp kèm theo giấy phép sản xuất mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

+ Kiểm nghiệm sản phẩm

Với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, khi tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, sản phẩm phải được kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm để kiểm tra thành phần mỹ phẩm.

+ Điều kiện đối với sản phẩm nhập khẩu

Sản phẩm nhập khẩu để có thể công bố phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm tại quốc gia sản xuất và giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị phân phối tại Việt Nam thay mặt họ công bố.

+ Điều kiện về sản phẩm công bố

Sản phẩm mỹ phẩm công bố phải nằm trong danh mục sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố theo quy định của pháp luật, thành phần tạo thành sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn và không gây hại cho người sử dụng.

2. Hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm sản xuất trong nước

- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất; thì phải có bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất;

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất);

- Bản kiểm nghiệm và bản công thức của mỹ phẩm công bố;

- Bản tiêu chuẩn chất lượng của mỹ phẩm và phương pháp thử;

- Phiếu kiểm nghiệm;

- Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);

- Nhãn sản phẩm.

V. Tầm quan trọng và lợi ích của việc hoàn tất giấy tờ mở shop mỹ phẩm:

1. Xác lập uy tín kinh doanh

Thị trường mỹ phẩm đầy rẫy những mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, vàng thau lẫn lộn. Qua những vụ mỹ phẩm giả, mỹ phẩm trộn, mỹ phẩm chứa chất độc hại được Báo chí phanh phui và Cơ quan chức năng vào cuộc, người tiêu dùng ngày một cảnh giác hơn. Vì thế, nếu bạn có một hồ sơ pháp lý đầy đủ thì khách hàng sẽ yên tâm hơn khi dùng sản phẩm của bạn, điều đó giúp bạn có được uy tín trong mắt khách hàng, doanh thu và lợi nhuận kinh doanh mỹ phẩm của bạn cũng lâu dài và ổn định hơn.

2. Phòng tránh những rủi ro pháp lý

Những rủi ro pháp lý khi mở shop mỹ phẩm có thể liên quan đến những khiếu nại của người tiêu dùng, sự chơi khăm của đối thủ, hợp đồng thuê mướn cửa hàng không rõ ràng, hợp đồng kinh doanh không minh bạch để xảy ra tranh chấp kiện tụng.

Nếu những rủi ro này xảy ra thì bạn sẽ có khả năng bị thiệt hại nhiều vì chưa có những sự bảo vệ cần thiết từ pháp luật. Vì vậy, chỉ với vài bước cơ bản, bạn đã có thể xác lập cho mình một tư cách pháp nhân, hạn chế tối đa rủi ro và có được sự an toàn khi triển khai công việc kinh doanh.

3. Thuận lợi hơn khi muốn phát triển shop mỹ phẩm

Nếu công việc kinh doanh mỹ phẩm của bạn thuận lợi, có thể bạn sẽ phát triển một thương hiệu riêng và mở thêm các cửa hàng mỹ phẩm khác. Nếu bạn đã có hồ sơ trước đó rồi thì công việc này được đơn giản hóa rất nhiều. Còn nếu những lúc làm ăn lớn bạn mới nghĩ đến những thủ tục luật pháp này thì việc đi đăng ký và hoàn tất các thủ tục mở shop có thể sẽ vấp phải nhiều khó khăn, thậm chí bạn còn phải bỏ ra một số tiền lớn để hoàn thành việc đó.

Thứ 2 là nếu bạn có một ý tưởng về một mô hình kinh doanh mỹ phẩm nào đó hái ra tiền nhưng sản phẩm và thương hiệu của bạn chưa có bảo hộ bởi tấm khiên của luật pháp thì bạn có nguy cơ cao sẽ bị ăn cắp ý tưởng và cơ hội kiếm tiền của bạn sẽ bị rơi vào tay kẻ khác.

IV. Lựa chọn đơn vị gia công mỹ phẩm độc quyền uy tín

Gia công mỹ phẩm là một cách giảm chi phí xây dựng nhà xưởng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn chọn được một đơn vị gia công độc quyền uy tín?

Mỹ phẩm là ngành có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Bởi vậy, khi lựa chọn Công ty gia công mỹ phẩm đồng hành cùng cửa hàng của mình, trước hết, bạn nên chú ý lựa chọn những công ty đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Đơn vị gia công mỹ phẩm có uy tín trên thị trường.
  • Đảm bảo chuyên nghiệp, trách nhiệm của thương hiệu gia công.
  • Đảm bảo chất lượng nguyên liệu và sản phẩm của đơn vị gia công mỹ phẩm.
  • Công thức sản xuất độc quyền đảm bảo chất lượng thương hiệu.
  • Nhà máy sản xuất đảm bảo chất lượng và uy tín thương hiệu.

Ngoài ra, trong quá trình hợp tác, bạn cũng cần chú ý các điều khoản hợp đồng minh bạch, rõ ràng để tránh gặp phải những rắc rối trong vấn đề pháp lý về sau.

TPCOS tự hào là đơn vị gia công mỹ phẩm uy tín, được nhiều đối tác tin tưởng và hợp tác nhiều năm qua với tiêu chí “Chất lượng làm nên thương hiệu”, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các mã hàng hot-trend trên thị trường và nhận mẫu test miễn phí.

Những ưu đãi đặc biệt khi gia công tại TPCOS

  • Xây dựng và nghiên cứu công thức độc quyền .
  • Cung cấp mẫu thử MIỄN PHÍ
  • Hỗ trợ điều chỉnh mẫu theo yêu cầu khách hàng cho đến khi hài lòng.
  • Cung cấp bao bì - thiết kế bao bì sản phẩm.
  • Tặng kèm hình ảnh quy trình gia công mỹ phẩm trọn gói
  • Hỗ trợ thủ tục công bố mỹ phẩm…..

Hy vọng qua nội dung mà TPCOS chia sẻ đã cung cấp đủ lượng thông tin cần thiết mà bạn đọc quan tâm, giúp ích cho bạn đọc trong những ngày đầu tiên xây dựng sự nghiệp kinh doanh mỹ phẩm của mình.

Chúc các bạn có một khởi đầu thành công!

------

TPCOS TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ GIA CÔNG TRỌN GÓI 

- Hotline: 0949 550 550

- Fanpage: https://www.facebook.com/tpcosgiacongmypham/

- Trụ sở cty:  Tòa nhà Topaz City, số 39 Cao Lỗ, P4, Q8, TP.HCM

- Nhà máy: Nhà xưởng A7 KCN Tân Kim, khu phố Tân Phước, Thị Trấn Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An, Việt Nam

: Cần chuẩn bị những giấy tờ nào khi gia công mỹ phẩm?

Đăng ký nhận tin

Nhận thông tin sản phẩm mới nhất, tin khuyến mãi và nhiều hơn nữa.